Trong một tuyên bố,áplongạivềsốphậntổngthốngbịlậtđổởNigersautinđàotẩlời bài hát khánh phương chiếc khăn gió ấm Điện Elysee cho biết Tổng thống Macron đã kêu gọi "trả tự do ngay lập tức cho ông Bazoum cũng như vợ và con trai ông". Tuyên bố cũng tái khẳng định "quyết tâm của Pháp trong việc tiếp tục nỗ lực khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger", theo AFP.
Vào tối 19.10, chính quyền quân sự ở Niger tuyên bố rằng ông Bazoum đã "cố gắng đào tẩu", nhưng các luật sư của nhà lãnh đạo bị lật đổ đã lên tiếng phủ nhận việc này.
Kể từ khi bị quân đội truất quyền hôm 26.7, ông Bazoum, một đồng minh của Paris, đã bị giam giữ tại dinh tổng thống cùng với vợ và con trai.
Người phát ngôn của chính quyền quân sự ở Niger, Amadou Abdramane, cho biết trên truyền hình nhà nước rằng ông Bazoum đã lên kế hoạch bỏ trốn, đầu tiên là đến một địa điểm ẩn náu ở ngoại ô thủ đô Niamey và sau đó sẽ dùng máy bay trực thăng "của một thế lực nước ngoài" để tới Nigeria.
Theo ông Abdramane, nỗ lực này đã thất bại và "các nhân vật chính cùng một số đồng phạm" đã bị bắt giữ trở lại.
Dấu chấm hết cho Pháp ở Niger khi đoàn quân xa lăn bánh rời đi
Trả lời AFP, ông Mohamed Seydou Diagne, điều phối viên của nhóm luật sư đại diện ông Bazoum, cho biết nhà lãnh đạo cùng vợ và con trai ông đang bị "biệt giam, không được tiếp cận với luật sư hoặc thế giới bên ngoài".
Vị luật sư này cũng cho hay một bác sĩ đã không được cho phép vào dinh tổng thống khi ông đem thực phẩm tới cho gia đình ông Bazoum.
Theo ông Diagne, việc biệt giam ông Bazoum là "lằn ranh đỏ mới mà chính quyền quân sự đã vượt qua và tiếp tục vi phạm các quyền cơ bản của thân chủ chúng tôi".
Tháng trước, các luật sư của ông Bazoum cho biết ông đã đệ đơn kiện những người đã phế truất ông tại tòa án của Cộng đồng Kinh tế Quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Họ cũng thông báo kế hoạch đưa vụ việc ra Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Trong khi đó, quân đội Pháp cho biết 1.500 binh sĩ của họ ở Niger sẽ rời đi trước ngày 31.12, theo như lộ trình được ông Macron công bố vào cuối tháng trước. Theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo quân đội Niger sau vụ đảo chính, việc rút quân đã bắt đầu vào tuần trước.
Đây là lần thứ ba trong vòng 18 tháng quân đội Pháp phải rút khỏi lãnh thổ một cựu thuộc địa ở châu Phi, giáng đòn nặng nề vào ảnh hưởng của Pháp tại lục địa này cũng như uy tín của Pháp trên trường quốc tế.