Thông tin này được Jake Dyson - kỹ sư trưởng tại Dyson chia sẻ trong một đoạn video mới trên kênh YouTube của thương hiệu này.
Bên cạnh đó,đầutưlớnchothếhệsảnphẩmtiêntiếnmớmai đẹt ti ni ông Dyson cũng tiết lộ với những bước nhảy vọt về phần mềm, khả năng của các thiết bị được kết nối sẽ giúp cuộc sống của người sử dụng trở nên dễ dàng hơn nhờ khả năng khắc phục sự cố trước cả khi chủ sở hữu nhận ra.
Máy hút bụi Dyson Gen5 Detect có khả năng đếm số lượng và đo đạc kích thước các hạt cực nhỏ |
chụp màn hình Yonhap |
Nhờ sự gia tăng số lượng các nhà phát triển phần mềm lên gấp 10 lần kể từ năm 2012 và tiếp tục phát triển đội ngũ nhân viên trên khắp thế giới, các thiết bị của Dyson ngày càng trở nên thông minh, sử dụng vô số cảm biến, thiết bị điện tử, hệ thống điều khiển và các lớp mã phần mềm.
Thông qua những nỗ lực này, các thiết bị của Dyson có thể biến những thứ vô hình thành hữu hình. Ví dụ, máy lọc không khí của Dyson có thể cảm nhận và hút các chất ô nhiễm, thông báo cho chủ nhân về chất lượng không khí trong nhà và cung cấp thông tin vào quá trình phát triển các sản phẩm trong tương lai. Hay như máy hút bụi Dyson Gen5 Detect mới nhất có khả năng đếm số lượng và đo đạc kích thước các hạt cực nhỏ giúp người dùng đánh giá chính xác về độ sạch của sàn nhà, cũng như chỉ ra các khu vực bụi bẩn trên sàn.
Mục tiêu mà Dyson hướng đến trên các sản phẩm của mình chính là “nếu người dùng sử dụng thiết bị càng lâu, chúng càng trở nên thông minh, với khả năng tự xác định sự cố, khắc phục và giải quyết sự cố trước cả khi người dùng kịp nhận ra”.
Trước đây phần mềm dùng để kiểm soát các thành phần riêng lẻ thì giờ đây đóng vai trò quan trọng trong mọi chức năng của công nghệ tại Dyson. Phần mềm nhúng, phát triển ứng dụng và lưu trữ đám mây cũng như các lớp phần mềm tích hợp trên các sản phẩm của Dyson cho phép chúng thực hiện những điều phức tạp hơn so với khả năng cơ học thông thường.