Ông Nguyễn Sơn Hải,ộGiáodụcsẽlàmhọcbạđiệntửliênthôngtrongtoànquố8kbet Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 5/10 cho biết thông tin trên.
Theo ông Hải, việc này không phải đến giờ mới được đưa ra bàn. Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành, trong đó loại bỏ học bạ, sổ điểm giấy. Bộ khuyến khích trường học, địa phương dùng các ứng dụng học bạ điện tử. Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Tiền Giang... đã thực hiện.
Tuy nhiên, mỗi địa phương triển khai học bạ điện tử theo một hệ thống riêng, không thống nhất và không công nhận lẫn nhau. Điều này dẫn tới một số hạn chế như học sinh chuyển trường sang tỉnh khác vẫn phải xin học bạ truyền thống, phải nộp học bạ giấy khi xét tuyển đại học.
"Bộ đang nghiên cứu thí điểm triển khai học bạ, sổ điểm điện tử trên quy mô quốc gia trong năm học này, làm cơ sở hướng dẫn việc quản lý, sử dụng học bạ điện tử thống nhất trên cả nước", ông Hải nói.
Đại diện Cục Công nghệ thông tin giải thích đây là dạng điện tử của học bạ, có chữ ký xác nhận của người và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý, có thể sử dụng như học bạ giấy và sử dụng trên môi trường số. Việc triển khai học bạ điện tử sẽ kết hợp tái cấu trúc quy trình tạo lập, quản lý sao cho đơn giản, thuận tiện nhất.
Ông Hải cho rằng việc này mang đến nhiều lợi ích xã hội như thuận tiện trong lưu trữ, quản lý; giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên và trường.
"Học bạ điện tử cũng giúp minh bạch hóa trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, hạn chế các bất cập như sửa điểm", ông Hải nói.
Như tại Nghệ An, việc dùng học bạ điện tử giúp tránh tối đa việc gian lận sửa kết quả. Cụ thể, cuối mỗi học kỳ, hệ thống được mở trong thời gian nhất định để giáo viên nhập điểm, nhận xét. Khi hệ thống khóa, nếu có sai sót, thầy cô phải thông qua hiệu trưởng, trình bày lý do, được trường xác nhận và báo cáo với cấp trên thì mới được vào để sửa lại.
Ngoài ra, học bạ điện tử là giải pháp thúc đẩy sử dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành; hạn chế giấy tờ, cắt giảm thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính.
Trong khảo sát của VnExpresshồi tháng 3/2022 với hơn 2.500 người tham gia, 89% đồng tình rằng học bạ giấy đã lạc hậu, nên thay thế bằng học bạ điện tử. Các chuyên gia đánh giá việc này khả thi. Tuy nhiên, Bộ sẽ cần nhiều năm hoàn thiện để vận hành nhịp nhàng một hệ thống với khối lượng dữ liệu lớn trên quy mô cả nước.