Chốt phiên giao dịch 7/11,ádầuthôxuốngthấpnhấtthá24h ty le ca cuoc giá dầu Brent giảm 4,2% xuống 81,6 USD một thùng. Giá dầu WTI giảm 4,3% về 77,3 USD. Cả hai đều thấp nhất kể từ cuối tháng 7. Dầu Brent cũng lần đầu xuống dưới mốc 84 USD kể từ khi xung đột tại Trung Đông nổ ra.
Giá Brent hiện vẫn dao động quanh mốc này. Trong khi đó, giá WTI tiếp tục giảm, về 77,2 USD một thùng.
"Nhà đầu tư vẫn cảnh giác cao với các tín hiệu xung đột lan rộng khu vực, gây gián đoạn nguồn cung. Nhưng lo ngại đó đang dần hạ nhiệt", Craig Erlam - nhà phân tích tại OANDA cho biết.
Xuất khẩu dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang hồi phục, Giovanni Staunovo - nhà phân tích tại UBS cho biết. "So với đáy hồi tháng 8, xuất khẩu dầu thô của OPEC đã tăng thêm 1 triệu thùng một ngày, do nhu cầu tại Trung Đông hiện yếu đi", Staunovo nói. Nỗi lo thiếu cung vì thế cũng dịu bớt.
Về phía nhu cầu, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tháng 10 tăng, nhưng tổng nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ co lại. "Các số liệu cho thấy triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn đi xuống", Fiona Cincotta - nhà phân tích tại City Index cho biết.
Tồn kho dầu Mỹ tăng 12 triệu thùng một ngày tuần trước, theo Viện Dầu mỏ Mỹ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hiện dự báo tiêu thụ dầu mỏ tại nước này giảm 300.000 thùng một ngày trong năm nay, ngược với dự báo trước đó là tăng 100.000 thùng một ngày.
"Có nhiều lo ngại rằng nguồn cung dầu đang tăng và nhu cầu đi xuống. Thị trường không còn căng thẳng nữa", Robert Yawger - nhà phân tích tại Mizuho nhận định.
Một nguyên nhân khác khiến giá dầu đi xuống là giá USD mạnh lên, khiến dầu đắt đỏ so với người nắm giữ các tiền tệ khác. Thị trường hiện chờ các phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trong hôm nay và ngày mai, để dự báo chính sách lãi suất của cơ quan này.
Hà Thu(theo Reuters)