Đây là nội dung trong báo cáo của Ủy ban Tư pháp thẩm tra về công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ năm 2023.
Uỷ ban Tư pháp đánh giá năm 2023,Đềnghịlàmrõđiềukiệnphátsinhtộiphạmởnhiềuđạiánthamnhũnổ hũ ancient script công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, bảo đảm đồng bộ giữa xử lý cán bộ với kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, thi hành kỷ luật và kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ quan chức năng đã tăng cường phối hợp chặt chẽ, kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhũng; xử lý cả cán bộ đương chức và người đã nghỉ hưu. Tiêu biểu là vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọngtại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC); vụ án "chuyến bay giải cứu"; vụ án Việt Á; các vụ án liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát...
Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng còn có những hạn chế. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ chưa chuyển biến; rất ít vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra. Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng chưa đạt yêu cầu.
Qua các vụ án tham nhũng nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực đăng kiểm, vụ AIC và "chuyến bay giải cứu", Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước đánh giá rõ hơn về nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Từ đây, các cơ quan quản lý rút ra các bài học kinh nghiệm để chấn chỉnh, ngăn chặn việc tương tự trong thời gian tới.
Ủy ban cũng đề nghị tăng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán với lĩnh vực quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu.