Psg Vs

Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc giáo viên có lời nói, hành động thiếu chuẩn mực với họ đếm ngày

【đếm ngày】'Thiếu kiềm chế thì đừng làm giáo viên'

Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc giáo viên có lời nói,ếukiềmchếthìđừnglàmgiáoviêđếm ngày hành động thiếu chuẩn mực với học trò, như trường hợp Hiệu phó tát nam sinh lớp 12 vì hút thuốc lá; cô giáo túm áo, kéo lê nữ sinh lớp 12; hay mới nhất là thầy giáo xưng 'mày tao', mắng nam sinh lớp 10. Phải chăng học trò ngày nay quá ngỗ ngược hay do một bộ phận giáo viên đang không làm chủ được cảm xúc, dẫn đến những hành động thiếu kiềm chế, ảnh hưởng tới hình ảnh mẫu mực của nhà giáo?

Xung quanh thực trạng này, độc giả Haivy Nguyenchia sẻ: "Tôi cũng có hai đứa con đang theo học cấp THCS và THPT. Tôi nghĩ, đã là giáo viên phải đặt đạo đức lên hàng đầu chứ không phải thiếu kiềm chế rồi để xảy ra những sự việc rùm beng như vừa qua. Tôi mong thầy cô giáo hiểu trách nhiệm nghề nghiệp của mình để hành nghề cho đúng công việc giảng dạy.

Còn học sinh hư thì thầy cô giáo, nhà trường phải có biện pháp xử lý đúng đắn, chứ không thể tự cho mình là quyền dạy dỗ rồi áp đặt lên học trò bằng cách hành xử thiếu chuẩn mực, đạo đức nhà giáo. Tôi là phụ huynh văn minh và hy vọng thầy cô giáo cũng văn minh trong cách dạy trẻ để chung tay định hướng cho thế hệ trẻ".

Kịch liệt phản đối hành động dùng bạo lực của giáo viên với học sinh, bạn đọc Tran Van Hungnhấn mạnh: "Trường lớp không phải là cái chợ để dùng ngôn từ xưng hô theo kiểu hàng cá, hàng thịt, động tay động chân với học sinh. Làm nghề 'trồng người', ngoài chuyên môn ra thì giáo viên phải có chữ 'tâm' với nghề, với học sinh".

Với tư cách là một giáo viên, độc giả Thuy Hoangphản đối dùng bạo lực với học sinh: "Tôi đang làm giảng viên đại học. Mỗi ngày, tôi dạy hai lớp khác nhau, có hôm ba lớp, tiếp xúc khoảng gần 100 sinh viên. Mỗi sinh viên lại mang một tính cách khác nhau, chưa kể tâm trạng các bạn ấy cũng mỗi hôm mỗi khác do các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Bản thân tôi cũng gánh bao hỷ, nộ, ái, ố của cuộc sống, nhưng cứ bước vào lớp là tự nhắc nhở bản thân phải gác bỏ hết ngoài cửa.

Dù gặp bất kỳ kiểu sinh viên nào, tôi cũng phải từ từ xem xét, không thể gây sự với các em, vì ai cũng cần được tôn trọng, được quan tâm, yêu thương, dạy dỗ. Nếu có phát sinh vấn đề gì đi quá xa, bản thân giáo viên phải hạ cái 'tôi' xuống một chút. Đi đôi co hơn thua với học sinh là giáo viên đã thua trong giáo dục rồi".

>> 'Học sinh mất tự tin bởi những cái tát'

Đồng quan điểm trong cách ứng xử đúng mực với học trò, bạn đọc Cam Nguyenbổ sung thêm: "Tôi cũng là giáo viên. Tư tưởng của người làm giáo dục nên là 'cái sai không thể dạy được cái sai'. Không phải vì trò sai mà thầy cô được phép sai lại. Và bạo lực học đường không chỉ nằm ở nắm đấm của học sinh với nhau, bạo hành lời nói của giáo viên với học sinh còn có tính sát thương cao hơn nhiều. Chưa kể nhiều bạn không phạm lỗi nào quá nặng, có đáng bị giáo viên đối xử như vậy?".

Lấy dẫn chứng từ phương pháp giáo dục trẻ của các nước phương Tây, độc giả Nguyn Tiến Dũngkết lại: "Tại sao nhiều học sinh lại ương bướng, thậm chí phớt lờ lời nói của bố mẹ, thầy cô? Thậm chí, có em còn sẵn sàng bật lại, đánh lại người lớn? Liệu phương pháp giáo dục từ gia đình đến nhà trường ở ta trước giờ đã đúng? Với một phương pháp giáo dục bạo lực cả về thể xác lẫn tâm hồn với các em như hiện nay, liệu khi lớn lên, các em sẽ trở thành người như thế nào?

Có lẽ nhiều người luôn nghĩ 'thương phải cho roi vọt, ghét sẽ cho ngọt bùi'. Đây là sai lầm nghiêm trọng trong suy nghĩ, dẫn tới những sai lầm trong giáo dục. Hãy học phương Tây, họ giáo dục trẻ không áp lực, không bạo lực, hình phạt chỉ nhằm nhắc nhở trẻ. Vậy sao họ có nền giáo dục tốt đến vậy? Hãy học hỏi để chúng ta thật sự giáo dục con em, học sinh của mình bằng tình yêu thương. Hãy bỏ những áp lực trên vai của con trẻ xuống để các con được vui chơi và phát triển toàn diện.

Hãy phân biệt rõ ràng giữa áp lực với nỗ lực. Không áp lực có thể khiến các con không có sự nỗ lực. Tuy nhiên, sự nỗ lực đó cần đến từ cảm hứng từ những điều đơn giản trong cuộc sống này. Hãy trả lại môi trường vui tươi khi đến trường, hạnh phúc khi về nhà cho học sinh Việt. Tôi tin khi các con có thời gian vui chơi, có được niềm vui khi đến trường, về nhà thấy được niềm hạnh phúc, lúc đó những thói hư tật xấu sẽ tự khắc giảm dân và biến mất".

Lê Phạmtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap