Psg Vs

Cơ chế trễ hẹn hơn nửa thập niênTrong cuộc hN mio 125

【mio 125】Tại sao cơ chế mua bán điện trực tiếp làm hoài chưa xong?

Cơ chế trễ hẹn hơn nửa thập niên

Trong cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp,ạisaocơchếmuabánđiệntrựctiếplàmhoàichưmio 125 giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DDPA) tuần qua, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công thương rút kinh nghiệm, rà soát làm rõ một số nội dung thuộc thẩm quyền ban hành và hối thúc bộ này đẩy nhanh các thủ tục để có báo cáo về hoàn thiện cơ chế này với Thủ tướng trước hôm nay 25.10.

Tại sao cơ chế mua bán điện trực tiếp làm hoài chưa xong ? - Ảnh 1.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp chậm ban hành gây lãng phí nguồn điện tái tạo

Ng.Nga

Theo Phó thủ tướng, việc ban hành cơ chế DDPA là nhiệm vụ cấp bách liên quan đến hiệu quả kế hoạch đầu tư phát triển nguồn điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Thực tế, cơ chế này được nhiều nước áp dụng và phù hợp yêu cầu phát triển thực tế tại VN, Nghị quyết của Bộ Chính trị, luật Điện lực và các quy định về nguyên tắc hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Cũng trong tình trạng sốt ruột, UBND TP.HCM mới đây đã gửi kiến nghị Thủ tướng sớm có cơ chế mua bán sản lượng điện không sử dụng hết từ hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), nhằm khuyến khích phát triển đầu tư ĐMTMN tại TP.HCM. Bởi từ cuối năm 2020, gần 3 năm sau Quyết định 13 về khuyến khích phát triển ĐMT hết hiệu lực, cơ chế mới cho loại nguồn điện này vẫn chưa được ban hành. Điều này đồng nghĩa từ gần 3 năm qua, hệ thống ĐMTMN không được đấu nối vào lưới điện, vô cùng lãng phí.

Trong thực tế, từ năm 2017, dự án nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện khá đơn giản. Đó là người bán và người mua điện giao dịch trực tiếp với nhau, giá cả do 2 bên tự thỏa thuận. Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải trả phí dịch vụ truyền tải, phân phối, vận hành, điều hành hệ thống điện… Thế nhưng, qua 5 lần 7 lượt sửa đổi, hình thức mua điện cũng đã khác theo hướng phức tạp hơn. Cụ thể, khách hàng mua điện từ tổng công ty điện lực theo giá bán lẻ, đồng thời ký hợp đồng với đơn vị phát điện với giá và sản lượng do 2 bên thỏa thuận…

Gần đây nhất, báo cáo của Bộ Công thương lại đề xuất 2 mô hình DDPA. Trường hợp thứ nhất là đơn vị phát điện có các dự án năng lượng tái tạo mua bán trực tiếp với khách hàng lớn qua đường dây riêng tự đầu tư; trường hợp 2 là năng lượng tái tạo và khách hàng mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia. Với trường hợp 2, phải điều chỉnh nhiều quy định pháp luật. Cụ thể, hướng dẫn tính toán giá phân phối điện, giá điều độ vận hành, dịch vụ phụ trợ…

Cập nhật mới nhất trong báo cáo ngày 15.9 vừa qua về cơ chế ĐMTMN lắp đặt tại cơ quan công sở, Bộ Công thương đề xuất 3 mô hình phát triển ĐMTMN. Đó là tự sản tự tiêu, tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác… áp dụng cho ĐMT tại nhà ở, công sở, trụ sở doanh nghiệp, quy mô nhỏ; bổ sung lắp đặt ĐMT tại khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà xưởng; không liên kết phát lên lưới điện quốc gia.

Trao đổi với PV Thanh Niên, một số chuyên gia ngành điện cho rằng, tại Quy hoạch điện 8 và cả những báo cáo của Bộ Công thương đều "bỏ quên" hoàn toàn cơ chế bán điện cho hàng xóm với chính sách chỉ khuyến khích làm ĐMTMN tự sản, tự tiêu.

Nhìn lại lịch sử, cơ chế mua bán điện trực tiếp được xây dựng từ 6 năm trước, Quy hoạch điện 8 cũng chậm 3 năm mới được ban hành vẫn không có để áp dụng. Thậm chí, ngay cả nhu cầu bán điện cho hàng xóm trong quy mô dân cư nhỏ cũng bị tắc do chưa được hướng dẫn. Trong khi đó, Ủy ban giám sát Quốc hội và ngành điện đều có cảnh báo thiếu điện trong 2 năm tới và có thể kéo dài hơn nếu chậm triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 cùng các cơ chế liên quan.

Chậm có cơ chế, thu hút đầu tư vào ngành điện càng khó

Chuyên gia Đào Nhật Đình phân tích: "Cơ chế này phải nâng lên đặt xuống nhiều lần vì chi phí truyền tải chưa rõ ràng. Nếu mua bán điện trực tiếp từ điện gió, ĐMT phải cộng thêm khoản như là chi phí dịch vụ hỗ trợ. Bởi khi không dùng, ngoài giá điện lưới như giá điện công nghiệp hiện nay, phải cộng thêm chi phí dịch vụ hỗ trợ. Nếu cứ phát lên lưới, mua theo giá thỏa thuận thì ngành điện lỗ nặng vào những thời điểm không sử dụng. Các nước xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp với năng lượng tái tạo đều có cộng khoản chi phí này. VN cứ theo thế giới mà áp dụng, tính toán này không khó. Lợi thế của mua bán điện trực tiếp là giúp rút ngắn quy trình, giảm chi phí vận hành, kích thích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư".

Ông Đình cũng tỏ ra sốt ruột và cho rằng, nếu cơ chế sớm được ban hành, việc kêu gọi đầu tư vào nguồn điện sẽ được đẩy nhanh hơn.

GS Trần Đình Long, Viện trưởng Viện Điện lực VN, hoàn toàn ủng hộ việc sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp. Bởi theo ông, đó là bước đi quan trọng để tiến đến xây dựng thị trường điện cạnh tranh.

Tại sao cơ chế mua bán điện trực tiếp làm hoài chưa xong ? - Ảnh 2.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp chậm ban hành gây lãng phí nguồn điện tái tạo

H.H

"Việc Chính phủ trả lại dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp với mong muốn hoàn thiện cơ chế này ở mức tốt nhất có thể. Cơ chế mua bán điện trực tiếp thực tế đơn giản hơn nếu các quy định pháp luật được điều chỉnh sớm, ngay cả việc sửa luật Điện lực hoặc bổ sung sửa đổi tại thông tư hướng dẫn là xong… Mua bán trực tiếp là các chủ đầu tư dự án điện tái tạo có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng sử dụng điện, thuận mua vừa bán. Nếu lưới điện chưa có, có thể thuê Tập đoàn Điện lực VN (EVN) để phát, bán cho khách hàng. Giá cả phải có cơ chế tính từ trước, tùy khoảng cách, công suất… nay mới tính toán và lăn tăn mức giá, phí thế nào thì biết bao giờ có cơ chế? Theo tôi, Cục Điều tiết điện lực phải can thiệp và đẩy mạnh để Chính phủ sớm ban hành cơ chế này. So với lộ trình, thị trường bán lẻ điện được triển khai quá chậm. Năm nay phải triển khai xong thí điểm để sang năm từng bước xây dựng thị trường điện cạnh tranh. Quy hoạch đã ban hành 6 tháng, kế hoạch triển khai quy hoạch chưa có, cơ chế cũng chưa xong, thí điểm mua bán điện trực tiếp chưa có. Ngay việc bán điện được thực hiện tại chỗ, không dính dáng đến EVN, không đụng lưới điện của EVN cũng chưa được triển khai là hơi chậm", GS Long nhận xét.

Trước mắt, nên thực hiện cách làm đơn giản nhất. Tách mua bán trực tiếp điện được hiểu nôm na là "bán điện cho hàng xóm", ông A bán cho ông B có nhu cầu. Kế đó là đến cơ chế mua bán điện các dự án lớn, phát lên lưới.

Chuyên gia Đào Nhật Đình

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap