Ngày 4/10,ốiulớnđẩylệchđườnggiữanãongườiphụnữmệnh BS.CKII Đặng Bảo Ngọc, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà Mai đến khám trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được, yếu chi bên phải nhiều hơn bên trái, khó đi lại.
Kết quả chụp MRI ghi nhận một khối u màng não lớn ở vùng trán đính bên trái, kích thước khoảng 5-7 cm và khối còn lại kích thước 4 cm nằm ở vùng trán phải. Bác sĩ Ngọc chẩn đoán bệnh nhân bị u não đa ổ (tình trạng não xuất hiện nhiều khối u cùng lúc).
Hai khối u lớn, chèn ép và tăng áp lực nội sọ. Chúng đẩy lệch đường giữa não (chia đôi hai bán cầu não) sang bên phải 9 mm, gây thoát vị hồi cạnh hải mã trái, phù não vùng trán phải.
ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nếu không mổ kịp thời, hai khối u lớn tiếp tục chèn ép não, có thể dẫn đến hôn mê. Tình trạng lệch đường giữa não khiến bệnh nhân có nguy cơ cao tụt não, tử vong.
Dưới sự dẫn đường của robot mổ não ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) Modus V Synaptive, bác sĩ định vị chính xác vị trí khối u, các bó sợi thần kinh. Từ đó xác định vị trí mở hộp sọ và đường tiếp cận vào khối u an toàn.
Ê kíp mở một đường rạch da từ thái dương trái, hướng qua phải, khoan mở nắp sọ thái dương trái ngay vị trí u bên trái. Để lấy hết khối u mà không làm tổn thương các bó sợi thần kinh và mô não lành xung quanh, bác sĩ Sĩ dùng máy hút siêu âm Cusa, đánh nhuyễn và hút dần toàn bộ mô u, vá sọ thái dương trái. Bác sĩ tiếp tục khoan mở hộp sọ trán bên phải, dùng máy Cusa hút hết u còn lại, vá lại sọ trán phải.
Sau phẫu thuật, các mô não dần hồi phục về vị trí cũ, hết chèn ép. Kết quả CT sọ não kiểm tra cho thấy hai khối u được lấy hoàn toàn, đường giữa não không còn bị di lệch.
Ba ngày sau mổ, người bệnh bắt đầu đi lại, hết chóng mặt, ói, đau đầu. Sau mổ một tuần, bà khỏe hẳn, không còn yếu tay chân, tự đi lại và được xuất viện.
Bình An
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |