Thời gian học kéo dài do chưa đủ tiếng Anh đầu vào
Chương trình đào tạo 100% tiếng Anh yêu cầu sinh viên đủ chuẩn tiếng Anh đầu vào để học chuyên ngành,ọcchươngtrìnhĐHtiếngAnhCáchnàođểkhôngbỏgiữachừxvideos-vn nếu không, phải học tiếng Anh tăng cường. Điều này làm kéo dài thời gian học của sinh viên.
Trúng tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực, Bùi Trí Dũng (sinh viên năm 4, khoa Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM)cho biết trường chia 2 bậc: tiếng Anh tăng cường (IE gồm 3 cấp: IE0, IE1 và IE2) và tiếng Anh học thuật (AE).
"Sinh viên cần có chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên để vào chuyên ngành. Nếu học tiếng Anh tăng cường, sinh viên phải học đến IE2 để học song song đại cương và xong AE mới học chuyên ngành. "Vì tiếng Anh không tốt, tôi được xếp lớp IE0 và mất 1 năm học tiếng Anh tăng cường. Do đó, tôi vào chuyên ngành chậm hơn 1 năm", Dũng nói.
Nhập học chương trình chất lượng cao tiếng Anh, Bùi Mai Thảo (sinh viên năm 4, ngành kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) cũng miệt mài học tiếng Anh tăng cường. "Không có IELTS, tôi phải thi xếp lớp và học tiếng Anh tăng cường đến mức quy định hoặc đạt IELTS đúng yêu cầu mới được vào chương trình chính. Vì thế, tôi vào chuyên ngành chậm hơn 1 năm ", theo Mai Thảo.
Học nhưng không hiểu
Bài giảng, tài liệu bằng tiếng Anh là vấn đề khiến sinh viên không thể đọc, hiểu 100% và không thể tương tác trên lớp.
Thời gian đầu, Bùi Trí Dũng không thể hiểu và tương tác với giảng viên. "Học trong môi trường tiếng Anh khi tiếng Anh không vững hạn chế khả năng tiếp thu và khiến tôi không thể phát huy thế mạnh. Hiện, tình hình học tập của tôi ở mức ổn, nhưng vẫn khá chật vật về tiếng Anh", Dũng nói.
Tương tự, Bùi Mai Thảo cũng khó tiếp cận bài khi nghe giảng tiếng Anh, bởi trong bài có nhiều từ vựng chuyên ngành nên không thể hiểu hết do vốn từ vựng chuyên ngành còn hạn hẹp, cần trau dồi.
Còn Lê Thị Huyền Trang (sinh viên năm nhất, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: "Hoạt động trên lớp đều bằng tiếng Anh, tôi phải dùng công cụ dịch hỗ trợ. Đôi khi, giảng viên yêu cầu không dùng công cụ khiến tôi khó nắm bài".
Mặt khác, N.V.Q.P (sinh viên năm 2, ngành công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) khá chật vật khi đọc tài liệu tiếng Anh. "Tôi vẫn học các môn đại cương bằng tiếng Việt. Nhưng riêng tài liệu chuyên ngành chỉ có tiếng Anh, buộc tôi phải hiểu những tài liệu đó. Vì vốn tiếng Anh hạn chế, tôi không hoàn toàn nắm được kiến thức từ tài liệu mà thường chỉ tham khảo đoạn code (mã lập trình) từ đó", Q.P. nói.
"Học nhưng không hiểu" dễ dẫn đến nản và từ bỏ, dù vậy, nhiều sinh viên vẫn cố gắng cải thiện tốt kết quả học tập.
Từng định chuyển ngành vì thi rớt môn tiếng Anh tăng cường hai lần, nhưng nhờ nỗ lực kiên định, Nguyễn Nhân Văn (sinh viên năm 4, khoa Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM) đã thành công cải thiện vấn đề ngoại ngữ. Chia sẻ phương pháp học hiệu quả, Văn cho biết: "Sinh viên nên chủ động tìm đọc nhiều tài liệu tiếng Anh kết hợp ghi chú từ vựng mới trong quá trình đọc. Các bạn có thể luyện kỹ năng nghe bằng những bài hát, video, audio tiếng Anh trên internet, cần tập thuyết trình để cải thiện kỹ năng nói. Ngoài ra, việc xem qua bài học trước khi đến lớp sẽ giúp dễ nắm bài hơn".
Cân nhắc và kiên trì khi chọn chương trình tiếng Anh
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Tú, Phó trưởng phòng Đào tạo ĐH Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhận định, trong chương trình 100% tiếng Anh, sinh viên có tiếng Anh chưa tốt khi học chuyên ngành sẽ khá khó. "Khi quyết định chọn chương trình này, sinh viên cần cân nhắc những yếu tố: điều kiện kinh tế (vì phải bổ túc trình độ tiếng Anh), quyết tâm và nỗ lực của bản thân, đam mê với ngành nghề mình chọn", cô Tú lưu ý.
Muốn đạt kết quả tốt trong chương trình bằng tiếng Anh, thạc sĩ Nguyễn Đình Minh Thắng, giảng viên khoa Ngôn ngữ, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định, sinh viên phải chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè hoặc các nguồn học liệu trên mạng. "Học với bạn đồng trang lứa giúp sinh viên tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, vì thế nên lập nhóm học tập với những bạn khá giỏi để trao đổi và ôn lại kiến thức trên lớp. Song song đó, sinh viên nên tham gia các khóa ôn tập từ những nguồn học liệu trên mạng. Trên đó, các bạn có thể nghe và ngẫm lại những chỗ chưa hiểu trên lớp, ngoài ra sẽ có bài tập để làm thêm", thầy thắng nói.
Nhằm cải thiện kỹ năng tiếng Anh, thạc sĩ Minh Thắng cho rằng sinh viên nên chú trọng tìm sự hỗ trợ từ thầy cô đảm nhận các học phần tiếng Anh để được giúp đỡ trong việc viết bài và góp ý cho những bài thuyết trình hoặc dự án.
Ngoài ra, để nâng cao khả năng hiểu bài giảng tiếng Anh, cô Nguyễn Hoàng Yến Oanh, giáo viên tiếng Anh tại Tổ chức Giáo dục IIG Vietnam, khuyên: "Sinh viên nên bắt đầu luyện nghe, hiểu từ việc xem video, nghe podcast về chủ đề yêu thích, rồi chuyển sang chủ đề đơn giản về ngành học và tiến tới chủ đề học thuật trong bài giảng. Luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp sẽ giúp sinh viên hiểu 50% nội dung và chọn lọc kiến thức tiếp thu".
Học thêm với trợ giảng để nắm bài
Bài giảng của giảng viên trên lớp là bằng tiếng Anh và thời gian mỗi tiết học khá ngắn nên việc tiếp thu đầy đủ kiến thức là một thách thức cho sinh viên có nền tảng tiếng Anh không vững. Vì thế, bên cạnh việc học nhóm, sinh viên có thể tìm đến trợ giảng để được hỗ trợ.